4 BƯỚC CƠ BẢN IN TÚI GIẤY

Tùy vào nhu cầu và đặc điểm của mỗi loại túi giấy, sẽ có những công đoạn gia công khác nhau, nhưng phần lớn những chiếc túi đều trải qua 4 bước cơ bản.
Sau khi nhận thông tin từ khách hàng về mẫu mã, kiểu dáng, chất lượng, thời gian thì nhà in ấn sẽ thực hiện các công đoạn cần thiết cho cả quá trình gia công.
Bước 1: Chọn loại giấy
Các loại giấy được ưa chuộng để sản xuất túi giấy hiện nay, cần phải kể đến như giấy Couche, Duplex, Ivory… Giấy Couche được sử dụng để in 2 mặt, giấy Ivory, Duplex hay Kraft thường in một mặt. Tùy vào kích thước và mục đích sử dụng, nhà in sẽ tư vấn lựa chọn loại giấy có định lượng thích hợp. Điều này không chỉ đảm bảo độ bền cứng, chịu lực của túi mà còn đảm bảo tính thẩm mỹ, chi phí sản xuất.
Ngoài ra, dòng giấy Kraft cũng là một trong những xu hướng lựa chọn phổ biến hiện nay. Loại túi giấy này được làm từ giấy kraft nâu với định lượng từ 100 -280 gsm, đáy túi được gia cố bằng miếng lót làm từ loại giấy cứng. Loại túi này không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn thân thiện môi trường, một công cụ marketing hiệu quả cho doanh nghiệp.
Bước 2: Thiết kế túi giấy
Trong công đoạn thiết kế túi giấy thì tính đơn giản, dễ dàng truyền tải thông điệp của thương hiệu là điều cần lưu ý. Nên chú ý vị trí đặt logo và màu sắc sao cho phù hợp với màu sắc chủ đạo của thương hiệu để có một tổng thể hài hòa, thống nhất.
Hình dáng túi, kiểu quai túi giấy cũng là yếu tố quan trọng tạo nên tính hấp dẫn của sản phẩm. Hai loại kiểu túi thông dụng nhất hiện nay gồm có:
Túi giấy dọc : 410 x 290 x 100; 400 x 300 x 90; 255 x 200 x 120; 140 x 130 x 60
Túi giấy ngang: 320 x 380 x 100; 230 x 330 x 90; 230 x 280 x 75
Độ bền của quai túi giấy quyết định tương đối lớn đến khả năng chịu lực của túi giấy. Dù là quai giấy kraft, quai dù, dây ruy băng thì quai túi phải hài hòa về chất liệu và màu sắc với phần thân túi túi giấy.
Bên cạnh đó, nhà thiết kế cũng cần tính toán đến những chi tiết cần nhấn mạnh hay làm nổi bật, chẳng hạn logo, tên thương hiệu… để lựa chọn kỹ thuật in ấn phù hợp: ép kim ép nhũ, phủ UV/Vanish…
Bước 3: Tiến hành in
Ngày nay có rất nhiều công nghệ in tiên tiến để in túi giấy như kỹ thuật số flexo hay offset. Trong đó, in offset là lựa chọn hợp lý với đơn hàng số lượng nhiều và cần chất lượng cao.
Những dòng túi giấy quà tặng cao cấp còn được sử dụng thêm một số kỹ thuật để tăng tính thẩm mỹ, sang trọng như in và phủ mực UV bóng; ép nhũ kim, nhũ bạc; cán gân hay in dập chìm, dập nổi chi tiết quan trọng trên bề mặt túi giấy…
Cấn, bế: Là quá trình dùng máy bế để cắt và tạo rãnh tờ in theo hình dạng thiết kế
Dập chìm, dập nổi: Kỹ thuật để nhấn mạnh một chi tiết trên bao bì như logo, biểu tượng, phần chữ… nổi lên hoặc chìm xuống trên mặt phẳng của ấn phẩm
Cán màng bóng, màng mờ: Là phủ lên bề mặt ấn phẩm một lớp màng Polyme. Cán màng bóng đem lại sự tươi sáng, cán màng mờ tạo sự tinh tế, sang trọng
Ép kim: Mục đích của kỹ thuật này tương tự dập chìm, dập nổi, là nhấn mạnh một phần chi tiết trên bề mặt sản phẩm bằng nhũ vàng, nhũ bạc hay màu sắc khác
Bước 4: Kiểm tra thành phẩm sau in
Sau khi tiến hành in ấn thì công đoạn cuối cùng là kiểm tra túi giấy để loại bỏ những sản phẩm không đạt chất lượng. Khâu này đặc biệt quan trọng để kiểm tra lại sản phẩm và tránh các sai sót, lỗi hỏng.
🔸 CÔNG XƯỞNG IN tự hào là đơn vị thiết kế & in ấn hàng đầu Việt Nam.💯 Chúng tôi cam kết đem đến dịch vụ và sản phẩm chất lượng nhất cho khách hàng, giúp nâng tầm giá trị doanh nghiệp của bạn.
✅ Liên hệ ngay để được tư vấn chi tiết!
Công Xưởng In – In Ấn Chất Lượng Cao
📞 Hotline: 036 622 9929
📧 Email: info@congxuongin.vn / congxuongin@gmail.com
🏠 Add: Tầng 6 , 59 Võ Văn Dũng , Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội
🌐 Website: www.congxuongin.com
congxuongin #In_ấn #thiếtkế
by
Tags:
Để lại một bình luận