SỰ KHÁC NHAU GIỮA IN OFFSET & IN KỸ THUẬT SỐ 

Ảnh đại diện admin
Blog

1. In offset và in kỹ thuật số có gì khác biệt?

Trong quy trình in offset truyền thống, hình ảnh được đầu tiên được đưa ra phim và out kẽm, sau đó mực in từ tấm kẽm sẽ truyền sang một miếng cao su, cuối cùng được in lên giấy. Nhìn chung, quy trình in offset tương đối tốn thời gian để ra thành phẩm cuối cùng.


Trong khi đó, phương pháp in kỹ thuật số : file dưới định dạng PDF, hình ảnh được in trực tiếp lên giấy. Do đó, việc in ấn bằng phương pháp in kỹ thuật số giúp tăng nhanh hiệu suất về mặt thời gian in ấn.
 

2. In offset bao bì và in kỹ thuật số – Cách nào tiết kiệm hơn?

Khi in offset, chi phí cho các tấm out kẽm và vật liệu phụ không phải nhỏ. Tuy nhiên, khi in ấn với số lượng lớn các bản in hoàn toàn giống nhau, việc in ấn bằng công nghệ in offset sẽ giúp bạn tiết kiệm tối đa chi phí
Ngược lại, phương pháp in kỹ thuật số tái tạo các hiệu ứng in đầy đủ màu sắc mà không cần thiết lập thời gian và chi phí. Vì vậy không có giới hạn số bản in tối thiểu hoặc chi phí ban đầu phát sinh.
 

3. Chất lượng bản in offset và in kỹ thuật số khác nhau thế nào?

Trong hệ thống in màu offset sử dụng mực Pantone làm hệ màu chuẩn. Trong khi đó, phương pháp in kỹ thuật số lại mô phỏng màu sắc bằng cách tổng hợp hệ màu CMYK.

Do đó, với các ấn phẩm thiết kế sử dụng tông màu Pantone chuẩn và đòi hỏi sự sắc sảo, chính xác về hệ màu, nhất là các ấn phẩm liên quan đến việc nhận diện thương hiệu như bao bì, tem nhãn, card, thẻ treo, catalogue,… các doanh nghiệp đa phần chọn lựa phương pháp in offset để thể hiện chính xác tông màu quy định.


4. In kỹ thuật số và in offset có thể sử dụng trên loại chất liệu nào?

Hiện nay, in offset có thể in hàng loạt các bản in hoàn thiện trên các bề mặt khác nhau, thậm chí bề mặt đặc biệt như gỗ, vải …Trong khi đó, in kỹ thuật số chủ yếu sử dụng trên chất liệu giấy và bị giới hạn về kích thước khổ giấy .
 

5. Ưu điểm và nhược điểm của in offset

Ưu điểm của in offset :

  • Chất lượng hình ảnh cao, nét và sạch hơn in trực tiếp từ bản in lên giấy vì miếng cao su áp đều lên bề mặt cần in
  • Tiết kiệm chi phí. In số lượng càng nhiều, giá thành càng giảm
  • Thời gian in rất nhanh, số lượng lớn, phù hợp in ấn công nghiệp
  • Chế tạo các bản in offset dễ dàng
  • Các bản in có tuổi thọ lâu hơn, bảo quản dễ hơn

Nhược điểm: 

  • Đòi hỏi bản thiết kế chính xác, chuẩn mực. Vì nếu khi in phát hiện sai sót (con chữ, chữ số…), thì sẽ phải hủy toàn bộ lô hàng, gây lãng phí
  • Thời gian căn chỉnh trước khi in khá lâu
  • Chi phí cao nếu in số lượng ít
  • Thợ in phải có tay nghề cao 


6. Ưu điểm và nhược điểm của in kỹ thuật số

Ưu điểm:

  • Máy in kỹ thuật số đơn giản nên có thể in ngay tại văn phòng, nhà với diện tích nhỏ
  • Thời gian chuẩn bị nhanh do không cần phải dùng các bản, khuôn in
  • Nếu có lỗi về thiết kế, có thể kiểm soát khi in và điều chỉnh tức thời
  • Phù hợp in số lượng ít, kích thước nhỏ (vừa ưu điể, vừa là nhược điểm)

Nhược điểm:

  • Thời gian in lâu
  • Chi phí cao hơn in offset
  • Phù hợp in số lượng ít, kích thước nhỏ.

🔸 CÔNG XƯỞNG IN tự hào là đơn vị thiết kế & in ấn hàng đầu Việt Nam.💯 Chúng tôi cam kết đem đến dịch vụ và sản phẩm chất lượng nhất cho khách hàng, giúp nâng tầm giá trị doanh nghiệp của bạn.

✅ Liên hệ ngay để được tư vấn chi tiết!

Công Xưởng In – In Ấn Chất Lượng Cao
📞 Hotline: 036 622 9929
📧 Email: info@congxuongin.vn / congxuongin@gmail.com
🏠 Add: Tầng 6 , 59 Võ Văn Dũng , Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội
🌐 Website: www.congxuongin.com

congxuongin #In_ấn #thiếtkế


Posted

in

by

Tags:

Comments

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *