BAO BÌ PEFC VÀ BAO BÌ FSC KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?

Ảnh đại diện admin
Blog

1. Bao bì PEFC là gì?

Bao bì PEFC/VFCS là bao bì đạt chứng nhận hệ thống quản lý rừng cho các đơn vị sản xuất, chế biến và thương mại những sản phẩm từ rừng, bắt đầu từ nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng.

Chứng nhận PEFC được chia hai loại:

PEFC-FM (Forest Management certification): Chứng nhận về quản lý rừng, dành cho các đơn vị trồng và khai thác rừng.

PEFC – CoC (Chain of Custody certification): Chứng nhận về chuỗi hành trình sản phẩm, dành cho các đơn vị chế biến các sản phẩm từ rừng.  

Bao bì dán nhãn PEFC để người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn những sản phẩm đã ủng hộ chương trình quản lý rừng bền vững. 

2. Những tiêu chí bao bì PEFC
 
Bao bì có nhãn PEFC/VFCS ở Việt Nam cần đảm bảo các quy định sau:

Nguồn gỗ để sản xuất bao bì PEFC được lấy từ những nguồn rừng tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam và những điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia

Chủ rừng phải tôn trọng quyền của cộng đồng dân cư và người dân địa phương

Chủ rừng phải đảm bảo công bằng, quyền và lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật

Các hoạt động lâm nghiệp phải được thực hiện theo đúng phương án quản lý rừng bền vững. Khai thác hợp lý các sản phẩm từ rừng để duy trì tài nguyên rừng được ổn định

Những hoạt động của lâm nghiệp, chủ rừng phải đánh giá mức độ tác động môi trường

Những khu rừng có tầm quan trọng về sinh thái, chủ rừng cần duy trì, bảo tồn và nâng cao đa dạng sinh học của rừng

Chủ rừng phải xây dựng, thực hiện kế hoạch giám sát và đánh giá, phải có hệ thống quản lý và lưu trữ hồ sơ kinh doanh rừng.

PEFC và những con số ấn tượng (Nguồn: pefc.org)

Kiểm soát 311 triệu hecta rừng trên thế giới 

750,000 chủ rừng trên thế giới được chứng nhận bởi PEFC

51 nước thành viên tham gia PEFC

20,000 công ty hưởng lợi từ Chứng nhận về chuỗi hành trình sản phẩm PEFC – CoC 

3. So sánh bao bì PEFC và bao bì FSC, nên chọn loại nào?

Bao bì dán nhãn PEFC và FSC đều làm tăng giá trị sản phẩm hộp giấytúi giấytem nhãnsách vởPOSM… chứng minh sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, không phải gỗ lậu. Cả hai đều hướng đến việc quản lý rừng bền vững, một hệ thống chứng nhận toàn cầu cho các khu rừng được quản lý tốt. Tuy nhiên, có một số sự khác biệt giữa hai loại chứng nhận này.

– Mức độ phổ biến:

PEFC: Áp dụng trên 50 quốc gia, Việt Nam là thành viên thứ 51

FSC: Đã áp dụng tại 90 quốc gia, Việt Nam là thành viên thứ 90

– Số lượng đơn vị đạt chứng nhận CoC (Chứng nhận về chuỗi hành trình sản phẩm) tại Việt Nam:

PEFC: 10 đơn vị đạt chuẩn

FSC: 918 đơn vị đạt yêu cầu

Ở Việt Nam, bao bì FSC hiện đã được sử dụng phổ biến từ sản phẩm hộp giấy, túi giấy, sách, vở, POSM… Tuy vậy, bao bì PEFC hứa hẹn vẫn là cơ hội tiềm năng lớn cho doanh nghiệp chế biến, sản xuất và thương mại trên thương trường quốc tế.

– Mức độ cam kết:

FSC: Quản lý rừng, chuỗi lưu ký và gỗ được kiểm soát, chiếm hơn 311 triệu hecta rừng trên thế giới

PEFC: Quản lý rừng, chuỗi lưu ký và chứng nhận dự án, chiếm hơn 200 triệu hecta rừng toàn cầu

– Bên chứng nhận:

Chứng nhận FSC do bên chứng nhận thứ hai, cấp trực tiếp cho đơn vị, doanh nghiệp

Tổ chức cấp chứng chỉ PEFC là bên chứng nhận thứ ba, họ sử dụng các tổ chức đã được chứng nhận

– Nguyên tắc:

FSC: Đặt ra 10 nguyên tắc tuân thủ – như một chuẩn mực đánh giá, áp dụng chung cho tất cả các khu rừng địa phương

PEFC: Không đặt ra tiêu chuẩn mà đóng vai trò như kế hoạch công nhận lẫn nhau. PEFC cải biến các nguyên tắc để đặc biệt áp dụng cho diện tích rừng và chủ rừng ở diện tích nhỏ.

Một số chứng nhận bao bì phổ biến hiện nay: FSC, PEFC, BRC, RoSH

🔸 CÔNG XƯỞNG IN tự hào là đơn vị thiết kế & in ấn hàng đầu Việt Nam.💯 Chúng tôi cam kết đem đến dịch vụ và sản phẩm chất lượng nhất cho khách hàng, giúp nâng tầm giá trị doanh nghiệp của bạn.

✅ Liên hệ ngay để được tư vấn chi tiết!

Công Xưởng In – In Ấn Chất Lượng Cao
📞 Hotline: 036 622 9929
📧 Email: info@congxuongin.vn / congxuongin@gmail.com
🏠 Add: Tầng 6 , 59 Võ Văn Dũng , Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội
🌐 Website: www.congxuongin.com

congxuongin #In_ấn #thiếtkế


Posted

in

by

Tags:

Comments

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *